BREAKING NEWS

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Những yếu gây hại trong quá trình lao động

Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương: NLĐ bị biến đổi chức phận sinh lí hệ thống thần kinh trung ương gây cảm giác mệt mỏi, giảm trí nhớ ,kém nhạy cảm, nhức đầu chóng mặt buồn nôn… Đồng thời còn bị rối loạn chuyển hoá nước, muối khoáng do cơ thể phải tăng tiết mồ hôi để cân bằng nhiệt. Sau ca lao động, mỗi người bài tiết từ 2 đến 5 lít mồ hôi, ảnh hưởng đén cơ quan tuần hoàn và tiêu hoá có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận và bài tiết dịch vị dạ dầy …
NLĐ có thể chuyển sang trạng thái bệnh lí như say nóng, say nắng dẫn đến tử vong.

1.2. Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh

Khi nhiệt độ môi trường làm việc dưới 18 °c,độ ẩm cao ,tốc độ gió lớn dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể NLĐ,rối loạn thần kinh trung ương,gây co mạch, cảm lạnh , viêm tắc tĩnh mạch,thấp khớp,viêm phế quản ,viêm phổi ,viêm loét dạ dầy …

2. Ảnh hưởng của ánh sáng không phù hợp

– Khi NLĐ làm việc ở môi trường có độ chiếu sáng thấp lâu dài sẽ gây mệt mỏi, đau đầu, giảm thị lực dẫn đến cận thị, có thể loạn thị, thao tác không chính xác, giảm năng suất lao động, dễ gây tai nạn lao động, giảm tuổi thọ nghề nghiệp của NLĐ.
– Khi NLĐ làm việc môi trường có độ chiếu sáng quá cao cũng gây ảnh hưởng đến mắt như gây chói mắt, tổn thương võng mạc, màng tiếp hợp, tiếp xúc lâu có thể bị đục nhân mắt.

3. Tác hại của bụi

3.1. Các bệnh đường hô hấp

+ Các bệnh bụi phổi: bệnh bụi phổi-silic, bụi phổi-bông, bụi phổi-amiăng….
+ Ung thư: do asen và hợp chất của asen, cromat, chất phóng xạ, sợi amiăng..
+ Bệnh nhiễm độc hệ thống: mangan, chì, cadimi và các hợp chất.
+ Dị ứng và những đáp ứng nhậy cảm khác: Nhiều bụi thực vật như bụi bã mía, bông, bột gạo, đay, rơm, chè, thuốc lá, gỗ là những chất có thể gây dị ứng do hít phải, có thể gây hen, sốt rơm hoặc ban mày đay.
Ngoài ra một số loại bụi có thể gây nhiễm khuẩn: Các hạt chứa nấm, virut hoặc các mầm bệnh vi khuẩn.

3.2. Những tác hại ngoài đường hô hấp

+ Tổn thương ở da và niêm mạc:
– Bệnh viêm da, niêm mạc.
– Dị ứng.
– Ung thư da.
+ Những hậu quả sau khi vào qua da, dạ dày-ruột:
– Nhiễm độc.

4. Tác hại của tiếng ồn

– Ảnh hưởng đặc trưng: ảnh hưởng lên cơ quan thính giác. Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao đầu tiên sẽ mệt mỏi thính giác rồi đến giảm dần thính lực, cuối cùng là giảm toàn phần thính lực gây bệnh “Điếc nghề nghiệp”.
– Các ảnh hưởng khác: Ảnh hưởng tới hệ thân kinh gây mệt mỏi, suy nhược thân kinh, ức chế tiêu hoá, rối loạn chức năng hệ tim mạch. Làm nặng thêm một số bệnh khác, giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động.

Share this:

Đăng nhận xét

 
Designed By OddThemes & Distributd By Blogger Templates