BREAKING NEWS

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Những yếu tố nguy hiểm thường dẫn đến tai nạn lao động

 Đối với thiết bị nâng:

– Bộ phận truyền chuyển động của thiết bị nâng: Truyền động bánh răng, xích và trục vít. Các khớp nối với bu lông hoặc chốt lồi ra ngoài và các loại khớp nối khác nằm ở những chỗ có người qua lại, tăng cuốn cáp, bộ phận dẫn điện trần ở buồng điều khiển, trên sàn đỡ, sàn sửa chữa…

– Cáp và móc: Đều được chế tạo từ thép, mỗi một loại đều có những qui trình kỹ thuật khác nhau bằng công nghệ rèn hoặc dập (đối với móc) và bện (đối với cáp). Đồng thời cáp và móc còn phải được thử qua trọng tải nâng mà nhà thiết kế đã tính toán. Vì vậy, khi đưa vào sử dụng phải hoàn toàn tuân thủ yêu cầu kỹ thuật của nhà thiết ké và chế tạo. Nếu không, sẽ xảy ra đứt cáp, gẫy móc khi đang sử dụng.
– Phanh: Các cơ cấu nâng tải của thiết bị nâng dẫn động bằng máy và cơ cấu thay đổi tàm với phải được trang bị phanh. Tác dụng của phanh là để dừng một cơ cấu nào đó hoặc để thay đổi tốc độ của nó. Phanh gồm có các loại: Phanh má, phanh đĩa, phanh đai, phanh côn. Đe đảm bảo an toàn, qua tính toán cho hệ số dự trữ phanh của mỗi phanh, tùy thuộc vào chế độ làm việc (nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng) tương ứng với (1,5; 1,75; 2,00; và 2,50). Ngoài ra, đối với phanh má còn phải được loại bỏ khi má phanh mòn không đều, phanh có vết rạn nứt. Đối với phanh đai cần được loại bỏ khi có vết nứt ở trên đai phanh, độ hở giữa đai phanh và bánh phanh nhỏ hơn 2mm và lớn hơn 4mm.
– Độ ổn định của máy trục: Các loại cần trục ô tô, cần trục bánh xích, cần trục tháp… phải đảm bảo độ ổn định khi làm việc và khi không làm việc. Ổn định khi có tải và không có tải phải được kiểm tra bằng tính toán.
Độ ổn định là khả năng đảm bảo cân bằng và chống lật của máy trục. Mức độ ổn định của máy trục được xác định bằng tỉ số giữa mô men chống lật và mô men lật theo công thức:

 Để đảm bảo cho máy trục có độ ổn định trong mọi điều kiện và mọi trường hợp khi làm việc và không làm việc. Ngoài tính toán theo công thức ở trên, máy trục còn được trang bị các thiết bị làm tăng độ ổn định như:
– Đối trọng cần;
– Đối trọng của cần trục;
– Ổn trọng;
– Chân chống phụ;
– Chằng buộc cần trục đối với cần trục thiếu nhi.
Ngoài những yếu tố nguy hiểm đã nêu ở trên, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến: Kết cấu kim loại; điện; các thiết bị an toàn khác như: Thiết bị chống quá tải, khống chế chiều cao, hạn chế hành trình xe con, khống chế góc nâng cần…

Share this:

Đăng nhận xét

 
Designed By OddThemes & Distributd By Blogger Templates